Theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, bộ máy nhà nước ta hiện nay gồm các cơ quan sau:
- Cơ quan quyền lực nhà nước, bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
- Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
- Cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.
- Tòa án nhân dân, bao gồm Tòa án nhân dân tối cao và các tòa án khác theo luật định.
- Viện kiểm sát nhân dân, bao gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các viện kiểm sát khác theo luật định.
- Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập.
- Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập.
* Vị trí, vai trò (Điều 69, Hiến pháp 2013)
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
* Nhiệm kỳ của Quốc hội (Điều 71, Hiến pháp 2013)
- Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là năm năm.
- Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khóa mới phải được bầu xong.
- Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá mười hai tháng, trừ trường hợp có chiến tranh.
* Vị trí,vai trò của Chủ tịch nước (Điều 86, 87 Hiến pháp 2013)
- Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
- Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
- Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
* Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước (Điều 86, Hiến pháp 2013)
Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước.
* Vị trí, vai trò của Chính phủ (Điều 94, Hiến pháp 2013)
- Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
- Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
* Nhiệm kỳ của Chính phủ (Điều 97, Hiến pháp năm 2013)
Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ.
* Vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân (Điều 102, Hiến pháp năm 2013)
- Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
- Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định.
- Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
* Nhiệm kỳ của Tòa án nhân dân
Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án khác do luật định.
* Vị trí, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân
- Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
- Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
* Nhiệm kỳ của Viện kiểm sát nhân dân
Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm kỳ của Viện trưởng các Viện kiểm sát khác và của Kiểm sát viên do luật định.
Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm:
- Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Mặt trận tổ quốc Việt Nam;
- Các tổ chức chính trị - xã hội (Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam) và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật. (Điều 4 và Điều 9 Hiến pháp năm 2013).
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam gồm các đặc trưng cơ bản sau:
Một là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân.
Hai là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp
Ba là, Nhà nước pháp quyền Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm vị trí tối thượng của pháp luật trong đời sống xã hội.
Bốn là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền con người, các quyền và tự do của công dân, giữ vững mối liên hệ giữa Nhà nước và công dân, giữa Nhà nước và xã hội.
Năm là, trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền lực nhà nước.
Sáu là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
- Từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến nay, nước ta có 05 bản Hiến pháp.
- Đó là các bản Hiến pháp:
+ Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được thông qua vào năm 1946.
+ Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thông qua vào năm 1959.
+ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua năm 1980.
+ Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được thông qua năm 1992 (được sửa đổi 1 lần vào năm 2001).
+ Hiến pháp pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua năm 2013.
Nguyên tắc hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân gồm:
Một là, nguyên tắc các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo hiến pháp và pháp luật.
Hai là, nguyên tắc quyền con người, quyền công dân không tách nghĩa vụ.
Ba là, nguyên tắc mọi người, mọi công dân bình đẳng trước pháp luật.
Bốn là, nguyên tắc mọi người, mọi công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội.
Năm là, nguyên tắc việc thực hiện quyền con người,quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Sáu là, nguyên tắc quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng.
Điều 120 Hiến pháp năm 2013 quy định về việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp như sau:
- Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
- Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp.
- Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định.
- Thời hạn công bố, thời điểm có hiệu lực của Hiến pháp do Quốc hội quyết định.
Chương II, Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 bổ sung nhiều quyền con người, quyền công dân mới như:
- Quyền của công dân không bị trục xuất, giao nộp cho nước khác (khoản 2, Điều 17)
- Quyền sống (Điều 19),
- Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác (Điều 20),
- Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư (Điều 21),
- Quyền có nơi ở hợp pháp (Điều 22)
- Quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 34),
- Quyền kết hôn và ly hôn (Điều 36),
- Quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (Điều 41),
- Quyền xác định dân tộc, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ,lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (Điều 42),
- Quyền được sống trong môi trường trong lành (Điều 43).
Theo Điều 39 và từ Điều 44 đến Điều 47 Hiến pháp năm 2013, công dân có các nghĩa vụ:
- Nghĩa vụ học tập.
- Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.
- Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
- Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
- Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.
- Nghĩa vụ nộp thuế theo luật định, có nghĩa vụ bảo vệ môi trường, thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh
Các nghĩa vụ của công dân thể hiện tính thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ, giữa nghĩa vụ và đạo đức xã hội, thể hiện niềm vinh dự, tự hào của mỗi công dân khi thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.
Những cách thức để Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp trong Hiến pháp 2013 là:
+ Thực hiện quyền bầu cử, bãi nhiệm; quyền ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
+ Thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước của công dân,
+ Thực hiện quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
+ Thực hiện quyền tham gia xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp.
+ Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo; quyền giám sát đối với cơ quan nhà nướ, cán bộ, công chức, viên chức.
+ Thực hiện quyền làm việc trong các cơ quan Nhà nước.
Các quyền trên được quy định cụ thể trong Hiến pháp và pháp luật.
Những cách thức để Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ đại diện trong Hiến pháp 2013 là:
- Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
- Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân.
- Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) và chính quyền địa phương (theo Hiến pháp đều là cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước do Nhân dân giao cho).
- Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và các cơ quan, tổ chức khác được giao thực thi quyền lực nhà nước.
Các quyền trên được quy định cụ thể trong Hiến pháp và pháp luật.
Vùng biển của quốc gia ven biển được quy định bởi Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển được các nước kí kết vào năm 1982 (gọi là Công ước 1982), phê chuẩn vào ngày 16-11-1994 và từ đó bắt đầu có hiệu lực pháp luật quốc tế. Việt Nam phê chuẩn Công ước về Luạt biển năm 1982 vào năm 1994.
Theo Công ước về Luật Biển năm 1982 , Luật Biển Việt Nam năm 2012 thì Việt Nam có 5 vùng biển là: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Trong vùng đặc quyền kinh tế, Nhà nước thực hiện:
- Quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế;
- Quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển
- Các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế.
Trả lời:
Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất,bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời và vùng lòng đất, thuộc chủ quyền hoàn toàn, riêng biệt hoặc tuyệt đối của một quốc gia.
Lãnh thổ quốc gia gồm các bộ phận sau:
Một là vùng đất gồm có đất liền của lục địa và các đảo thuộc chủ quyền quốc gia.
Hai là, vùng nước là toàn bộ các vung nước nằm phía trong đường biên giới của quốc gia trên biển, gồm vùng nước nội thủy và vùng nước lãnh hải.
Ba là, vùng trời là khoảng không gian bao trùm trên vùng đất,vung nước của quốc gia, được xác định bởi đường biên giới bao quanh và đường biên giới trên cao của vùng trời quốc gia.
Bốn là, vùng lòng đất là phần đất nằm dưới vùng đất, vùng nước của quốc gia.
Biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh thổ của quốc gia này với lãnh thổ của quốc gia khác hoặc với các vùng mà quốc gia có chủ quyền trên biển.
Biên giới quốc gia gồm:
- Biên giới trên bộ là đường biên giới xác định trên đất liền, trên đảo, trên sông, hồ, kênh, biển nội địa..
- Biên giới trên biển là đường vạch ra để hân định vùng lãnh hải của quốc gia và vùng biển tiếp liền mà quốc gia ven bờ có chủ quyền hoặc với nội thủy, lãnh hải của quốc gia khác có bờ biển đối diện hay kề bên bờ biển của quốc gia này.
- Biên giới trên không và biên giới lòng đất được luật quốc tế thừa nhận chung dưới dạng tập quán quốc tế trên cơ sở của đường biên giới trên bộ,trên biển.
Điều 58, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2018, 2019) quy định:
- Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
- Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a. Đăng ký xe;
b. Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định của pháp luật;
c. Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định của pháp luật;
d. Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Theo Điều 9, Luật GTĐB 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2018, 2019) quy định:
Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.
Theo Khoản 1, Điều 10, Luật GTĐB 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2018, 2019) quy định:
Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
Theo Khoản 3, Điều 10, Luật GTĐB 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2018, 2019) quy định:
+ Tín hiệu xanh là được đi;
+ Tín hiệu đỏ là cấm đi;
+ Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Theo Khoản 4, Điều 10, Luật GTĐB 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2018, 2019 Biển báo hiệu đường bộ gồm 5 nhóm, cụ thể như sau:
+ Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
+ Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
+ Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
+ Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;
+ Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
Theo Khoản 5, Điều 14, Luật GTĐB 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2018, 2019) không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
+ Trên cầu hẹp có một làn xe;
+ Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
+ Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
+ Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
+ Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
Trả lời:
- Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan tại ngũ được phong quân hàm Thiếu uý; tốt nghiệp loại giỏi, loại khá ở những ngành đào tạo có tính chất đặc thù hoặc có thành tích xuất sắc trong công tác được phong quân hàm Trung úy, trường hợp đặc biệt được phong quân hàm cao hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời chiến; quân nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng tại ngũ; cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên vào phục vụ tại ngũ được bổ nhiệm giữ chức vụ của sĩ quan thì được phong cấp bậc quân hàm sĩ quan tương xứng.”
- Trong chiến đấu lập chiến công xuất sắc hoặc trong công tác, nghiên cứu khoa học được tặng Huân chương;
- Hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ mà cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ mà sĩ quan đang đảm nhiệm từ hai bậc trở lên hoặc cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ chỉ huy, quản lý.”
- Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tham gia xây dựng đất nước, bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;
- Thường xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, quân sự, văn hoá, chuyên môn và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ;
- Tuyệt đối phục tùng tổ chức, phục tùng chỉ huy; nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội; giữ bí mật quân sự, bí mật quốc gia;
- Thường xuyên chăm lo lợi ích vật chất và tinh thần của bộ đội;
- Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tôn trọng và gắn bó mật thiết với nhân dân.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thừa hành nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền;
- Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị theo chức trách được giao; bảo đảm cho đơn vị chấp hành triệt để đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội, sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào;
- Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu sĩ quan có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trong trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.
TheoĐiều 5, Luật Quốc phòng năm 2018 quy định quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng như sau:
- Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
- Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; phải thực hiện nghĩa vụ quân sự; có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân; chấp hành biện pháp của Nhà nước và người có thẩm quyền trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Công dân được tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng; giáo dục quốc phòng và an ninh; trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật.
- Công dân phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc được huy động làm nhiệm vụ quốc phòng thì bản thân và thân nhân được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
- Công dân bình đẳng trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
Theo Điều 6, Luật Quốc phòng các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quốc phòng quy định như sau:
- Chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Thành lập, tham gia, tài trợ tổ chức vũ trang trái pháp luật.
- Điều động, sử dụng người, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trang bị, thiết bị, phương tiện để tiến hành hoạt động vũ trang khi chưa có lệnh hoặc quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc không có trong kế hoạch huấn luyện, diễn tập, sẵn sàng chiến đấu đã được phê duyệt.
- Chống lại hoặc cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
- Lợi dụng, lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng để xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Phân biệt đối xử về giới trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
Điều 17, Luật Quốc phòng 2018 quy định về tuyên bố, công bố, bãi bỏ tình trạng chiến tranh như sau:
- Khi Tổ quốc bị xâm lược, Quốc hội quyết định tình trạng chiến tranh.
Khi hành vi xâm lược được chấm dứt trên thực tế, Quốc hội quyết định bãi bỏ tình trạng chiến tranh.
- Trong trường hợp Quốc hội không thể họp được, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh và báo cáo Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất.
- Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh.
Điều 22, Luật Quốc phòng năm 2018 quy định về thẩm quyền ban bố lệnh giới nghiêm được quy định như sau:
- Thủ tướng Chính phủ ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số địa phương cấp tỉnh;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số địa phương cấp huyện;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số địa phương cấp xã;
- Ủy ban nhân dân đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số khu vực trên địa bàn.
Điều 22, Luật Quốc phòng năm 2018 quy định về lệnh giới nghiêm phải xác định nội dung sau đây:
- Khu vực giới nghiêm;
- Đơn vị đảm nhiệm và nhiệm vụ thi hành lệnh giới nghiêm;
- Thời hạn bắt đầu và kết thúc hiệu lực, nhiều nhất không được quá 24 giờ; khi hết liệu lực, nếu cần thiết phải tiếp tục giới nghiêm thì phải ban bố lệnh mới;
- Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khu vực giới nghiêm;
- Quy tắc trật tự xã hội cần thiết ở khu vực giới nghiêm.
Điều 22, Luật Quốc phòng năm 2018 quy định về các biện pháp được áp dụng trong thời gian giới nghiêm bao gồm:
- Cấm tụ tập đông người;
- Cấm người, phương tiện đi lại, hoạt động trong những giờ nhất định, tại những khu vực nhất định;
- Đình chỉ hoặc hạn chế hoạt động tại một số nơi công cộng trong những thời điểm nhất định;
- Đặt trạm canh gác và kiểm soát địa bàn, kiểm tra vật phẩm, hành lý, phương tiện, giấy tờ của người đi lại qua trạm canh gác và kiểm soát;
- Kịp thời bắt giữ và xử lý người, phương tiện vi phạm lệnh giới nghiêm và vi phạm quy định khác của pháp luật.
Điều 8, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về chức vụ, cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ như sau:
- Chức vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ:
+ Phó trung đội trưởng và tương đương;
+ Tiểu đội trưởng và tương đương;
+ Phó tiểu đội trưởng và tương đương;
+ Chiến sĩ.
- Cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ:
+ Thượng sĩ;
+ Trung sĩ;
+ Hạ sĩ;
+ Binh nhất;
+ Binh nhì.
Điều 10, Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:
- Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Gian dối trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự.
- Sử dụng hạ sĩ quan, binh sĩ trái quy định của pháp luật.
- Xâm phạm thân thể, sức khỏe; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của hạ sĩ quan, binh sĩ.
Điều 12, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau:
- Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.
- Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dânđủ 18 tuổi trở lên.
Điều 13, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau:
- Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
- Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
- Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định trên, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Điều 14, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định vềđối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau:
Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.
Điều 15, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau:
- Ban Chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân cư trú tại địa phương.
- Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân làm việc, học tập tại cơ quan, tổ chức và tổng hợp báo cáo Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là cấp huyện) nơi cơ quan, tổ chức đặt trụ sở; trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự ở cơ sở thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tại nơi cư trú.
- Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:
+ Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
+ Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
- Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
Điều 30, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ như sau:
Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Điều 41, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với công dân như sau:
- Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
- Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
- Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
- Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
- Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;
- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
- Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
Điều 41, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về miễn gọi nhập ngũ đối với công dân như sau:
- Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
-Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
- Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
- Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
Điều 3, Nghị định 27/2016/NĐ-CP ngày 04/4/2016 của Chính phủ quy định về chế độ nghỉ phép đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ như sau:
- Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì được nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
- Hạ sĩ quan, binh sĩ là học viên các học viện, nhà trường trong, ngoài Quân đội, thời gian học từ một năm trở lên có thời gian nghỉ hè giữa hai năm học thì thời gian nghỉ này được tính là thời gian nghỉ phép và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
- Trường hợp đặc biệt do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn không thể giải quyết cho nghỉ phép thì được thanh toán bằng tiền. Mức tiền thanh toán một ngày không nghỉ phép bằng mức tiền ăn cơ bản một ngày của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh.
- Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
Điều 3, Luật Dân quân tự vệ quy định về vị trí, chức năng của Dân quân tự vệ như sau:
Dân quân tự vệ là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân; là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của cơ quan, tổ chức ở địa phương, cơ sở; làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh.
Điều 6, luật Dân quân tự vệ quy địnhthành phần của Dân quân tự vệ bao gồm:
- Dân quân tự vệ tại chỗ.
- Dân quân tự vệ cơ động.
- Dân quân thường trực.
- Dân quân tự vệ biển.
- Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế.
Điều 7, Luật Dân quân tự vệngày truyền thống của Dân quân tự vệ là:
Ngày 28 tháng 3 hằng năm là ngày truyền thống của Dân quân tự vệ.
Điều 11, Luật Dân quân tự vệ năm 2019 quy định về miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình như sau:
- Vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ;
- Vợ hoặc chồng, con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Quân nhân dự bị đã được sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên;
- Người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng; người trực tiếp nuôi dưỡng người suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Người làm công tác cơ yếu.
Điều 14, Luật Dân quân tự vệ năm 2019quy định các hành vi bị nghiêm cấm về Dân quân tự vệ như sau:
- Thành lập, tham gia, tài trợ tổ chức, huấn luyện, điều động, sử dụng Dân quân tự vệ trái pháp luật.
- Trốn tránh, chống đối, cản trở việc tổ chức, huấn luyện, hoạt động và thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.
- Giả danh Dân quân tự vệ.
- Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ của Dân quân tự vệ được giao xâm phạm lợi ích của quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Sản xuất, vận chuyển, mua bán, thu gom, tàng trữ, sử dụng, chiếm giữ trái pháp luật vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, trang phục, sao mũ, phù hiệu, tài sản của Dân quân tự vệ.
- Phân biệt đối xử về giới trong công tác Dân quân tự vệ.
Điều 8, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:
- Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
+ Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp sau:
-> Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
-> Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
-> Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
-> Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
- Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
- Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
- Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.
Khoản 3, Điều 11, Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định hình thức kỷ luật đối với hạ sĩ quan-binh sĩ như sau:
- Khiển trách;
- Cảnh cáo;
- Giáng chức;
- Cách chức;
- Giáng cấp bậc quân hàm;
- Tước danh hiệu quân nhân.
Điều 38, Thông tư 143/2023/TT-BQP hành vi uống rượu, bia trong giờ làm việc và say rượu, bia được quy định như sau:
- Uống rượu, bia trong giờ làm việc hoặc khi đang thực hiện nhiệm vụ hoặc say rượu, bia làm ảnh hưởng đến phong cách quân nhân thì bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.
- Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ hạ bậc lương, giáng chức, cách chức đến giáng cấp bậc quân hàm
+ Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
+ Lôi kéo người khác tham gia;
+ Say rượu, bia khi đang thực hiện nhiệm vụ; làm mất đoàn kết nội bộ cơ quan, đơn vị;
+ Say rượu, bia làm mất trật tự công cộng, mất đoàn kết quân dân gây hậu quả chưa đến mức nghiêm trọng.
Điều 42, Thông tư 143/2023/TT-BQP hành vi Đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc; cho vay nặng lãi được quy định như sau:
- Đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc trái phép; cho vay nặng lãi dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.
- Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ hạ bậc lương, giáng chức, cách chức đến giáng cấp bậc quân hàm
+ Là chỉ huy;
+ Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
+ Lôi kéo người khác tham gia;
+ Cho thuê địa điểm đánh bạc.
Điều 36, Thông tư 143/2023/TT-BQP hành vi vi phạm phong cách quân nhân được quy định như sau:
- Vi phạm các quy định của Bộ Quốc phòng về sinh hoạt, học tập, công tác, lễ tiết tác phong quân nhân thì bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.
- Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ hạ bậc lương, giáng chức, cách chức đến giáng cấp bậc quân hàm
+ Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
+ Lôi kéo người khác tham gia.
Điều 32, Thông tư 143/2023/TT-BQP hành vi Quấy nhiễu Nhân dân được quy định như sau:
- Khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách, quấy nhiễu, gây phiền hà, khó khăn, cản trở sinh hoạt bình thường của Nhân dân hoặc xâm phạm đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của Nhân dân thì bị kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương đến giáng chức, cách chức.
- Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc
+ Là chỉ huy;
+ Lôi kéo người khác tham gia;
+ Trong khu vực có chiến sự hoặc tình trạng khẩn cấp;
+ Gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của Quân đội.
Điều 10,Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật như sau:
- Quân nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, người lao động hợp đồng tại cơ quan, đơn vị các cấp trong Quân đội.
- Lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc trong thời gian phối thuộc với Quân đội thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được trưng tập phục vụ trong Quân đội.
- Cán bộ, nhân dân trong thời gian huấn luyện, giáo dục, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng tại các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh, cơ sở giáo dục đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện của Quân đội.
- Người đang chấp hành án phạt tù, người bị tạm giữ, tạm giam tại các cơ sở giam giữ trong Bộ Quốc phòng.
- Cán bộ, nhân dân trên địa bàn đóng quân, địa bàn được giao đảm nhiệm.
Điều 13,Thông tư 42/2016/TT-BQPquy định loại hình và thời gian tổ chức Ngày Pháp luật như sau:
- Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày 09 tháng 11 hàng năm.
- Ngày Pháp luật trong Quân đội được tổ chức định kỳ mỗi tháng một lần. Căn cứ tình hình cụ thể của cơ quan, đơn vị, chính ủy, chính trị viên thống nhất với người chỉ huy lựa chọn, quyết định thời gian, cấp tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật trong Quân đội tại cơ quan, đơn vị mình cho phù hợp.
Khoản 2, Điều 21, Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định hình thức phục vụ của tủ sách pháp luật như sau:
- Tủ sách pháp luật phục vụ người đọc hàng ngày vào giờ làm việc. Trường hợp cần thiết, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định thời gian phục vụ của tủ sách pháp luật để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật của quân nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, người lao động hợp đồng trong cơ quan, đơn vị.
- Hình thức phục vụ của tủ sách pháp luật gồm:
+ Cung cấp sách, báo, tài liệu để người đọc sử dụng tại chỗ;
+ Cho mượn có thời hạn;
+ Giới thiệu sách, báo, tài liệu cho người đọc;
+ Các hình thức phục vụ khác không trái pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ, quy định của Bộ Quốc phòng.
Khoản 4, Điều 37, Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định tiêu chuẩn báo cáo viên pháp luật cấp đơn vị như sau:
- Là sĩ quan hoặc quân nhân chuyên nghiệp hoặc công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong cơ quan, đơn vị;
- Có khả năng diễn thuyết trước tập thể;
- Có bằng tốt nghiệp đại học luật và thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật từ đủ hai năm trở lên; trường hợp không có bằng tốt nghiệp đại học luật, nhưng có bằng tốt nghiệp đại học khác thì phải có thời gian làm công tác chuyên môn trực tiếp liên quan đến pháp luật hoặc làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ đủ ba năm trở lên;
Điều 44,Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định tiêu chuẩn tuyên truyền viên pháp luật như sau:
- Tuyên truyền viên pháp luật là người được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận để kiêm nhiệm thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Tuyên truyền viên pháp luật phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
+ Có uy tín, năng lực chuyên môn, am hiểu pháp luật;
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong cơ quan, đơn vị;
+ Có khả năng diễn thuyết trước tập thể.
Theo Điều 6, Điều lệnh Quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam, quân nhân có vị trí, nhiệm vụ sau:
- Quân nhân trong quân đội nhân dân Việt Nam là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phục vụ trực tiếp trong quân đội, được nhân dân giao cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Quân nhân phải tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa; triệt để chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và kỷ luật quân đội; phải bảo vệ danh dự của quân nhân cách mạng, truyền thống vinh quang của quân đội và đơn vị mình phục vụ.
Theo Điều 8, Điều lệnh Quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam, quân nhân có quyền và nghĩa vụ như sau:
- Quân nhân có các quyền và nghĩa vụ như mọi công dân Việt Nam được quy định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được hưởng đầy đủ những chính sách, chế độ, tiêu chuẩn đãi ngộ của Nhà nước và quân đội theo quy định của pháp luật.
- Quân nhân khi thực hiện chức trách nhiệm vụ, nếu lập được thành tích thì được xét khen thưởng, nếu vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý theo pháp luật của Nhà nước, nếu vi phạm kỷ luật của quân đội sẽ bị kỷ luật theo quy định của Điều lệnh Quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam.
Theo Điều 37, Điều lệnh Quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam, quy định về “Xưng hô” như sau:
- Quân nhân gọi nhau bằng “Đồng chí” và xứng “Tôi” sau tiếng “Đồng chí” có thể gọi tiếp cấp bậc, chức vụ, họ tên người mà mình định tiếp xúc. Đối với cấp trên có thể gọi là “Thủ trưởng”.
- Nghe gọi đến tên, quân nhân phải trả lời “Có”. Khi nhận lệnh hoặc trao đổi công việc xong quân nhân phải nói “Rõ”.
- Trong lúc nghỉ ngơi, quân nhân có thể xưng hô với nhau theo tập quán thông thường.
Theo Điều 38, Điều lệnh Quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam, “Báo cáo cấp trên” được quy định như sau:
- Khi trực tiếp báo cáo, quân nhân phải chào và tự giới thiệu đầy đủ họ, tên, chức vụ, đơn vị của mình trên một cấp và báo cáo theo chức vụ của cấp trên khi không biết chức vụ, thì báo cáo theo cấp bậc, báo cáo xong nội dung phải nói “Hết”.
- Đối với cấp trên trực tiếp khi báo cáo, quân nhân không phải tự giới thiếu họ, tên, chức vụ, đơn vị mình.
- Khi báo cáo qua các phương tiện thông tin, quân nhân phải giới thiệu đủ họ, tên, cấp bậc, chức vụ, đơn vị của mình. Nghiêm cấm mạo danh, giả mạo cấp bậc, chức vụ, đơn vị.
Theo Điều 39, Điều lệnh Quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam, “Đến gặp cấp trên” được quy như sau:
- Quân nhân đến gặp cấp trên phải chào, báo cáo xin phép gặp, khi được phép của cấp trên mới được gặp. Trước khi ra về phải chào cấp trên.
Khi đến gặp cấp trên ở phòng làm việc, nếu đóng cửa thì trước khi vào phải gõ cửa, khi được phép mới được vào.
- Khi quân nhân cấp dưới đề nghị gặp, cấp trên phải thu xếp thời gian để sớm gặp quân nhân đó. Nếu chưa gặp được phải báo cho quân nhân đó rõ lý do hoặc hẹn gặp vào thời gian khác, do mình quy định.
Theo Điều 42, Điều lệnh Quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam, “Mang mặc trang phục” được quy định như sau:
Quân nhân phải mang mặc trang phục theo đúng quy định của Bộ Quốc phòng. Các loại trang phục dùng cho công tác chuyên môn nghiệp vụ chỉ được mặc trong khi làm nhiệm vụ. Sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp được mặc thường phục ngoài giờ làm việc. Nữ quân nhân được mặc thường phục khi có thai.
Theo Điều 43, Điều lệnh Quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam, “Mang mặc trang phục theo mùa” được quy định như sau:
- Quân nhân mặc quân phục từng mùa, theo quy định thời gian làm việc mùa nóng và mùa lạnh. Căn cứ vào thời tiết và sức khỏe, quân nhân được mặc quân phục cả hai mùa trong thời gian trước và sau 15 ngày so với thời gian làm việc quy định cho từng mùa. Khi sinh hoạt tập trung phải mặc quân phục thống nhất.
- Các đơn vị đóng quân từ đèo Hải Vân trở vào phía Nam, căn cứ vào thời tiết cụ thể từng nơi để mặc quân phục cho phù hợp, do người chỉ huy từ cấp sư đoàn và tương dương trở lên quy định thống nhất trong đơn vị thuộc quyền.
Theo Điều 48 đến Điều 58, Điều lệnh Quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam, có 11 chế độ làm việc và sinh hoạt trong ngày, cụ thể như sau:
1. Treo Quốc kỳ | 5. Học tập | 9. Đọc báo, nghe tin |
2. Thức dậy | 6. Ăn uống | Điểm danh, điểm quân số |
3. Thể dục sáng | 7. Bảo quản vũ khí, khí tài, trang bị | 11. Ngủ, nghỉ |
4. Kiểm tra sáng | 8. Thể thao, tăng gia |
Theo Điều 59 đến Điều 61, Điều lệnh Quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam, có 3 chế độ làm việc và sinh hoạt trong tuần, cụ thể như sau:
1. Chào cờ, duyệt đội ngũ
2. Thông báo chính trị
3. Tổng vệ sinh doanh trại.
Theo Điều 9, Quy tắc bảo đảm an toàn trong huấn luyện cấp chiến thuật, chiến dịch, trinh sát đặc nhiệm, cứu hộ cứu nạn, bộ đội biên phòng quy định:
Huấn luyện bắn súng bộ binh phải được tiến hành ở thao trường kỹ thuật chiến đấu bộ binh hoặc ở khu vực thao trường do đơn vị chuẩn bị; không huấn luyện trên đưòng giao thông, không hưống súng vào nơi đông người.
Theo Điều 19, Quy tắc bảo đảm an toàn trong huấn luyện cấp chiến thuật, chiến dịch, trinh sát đặc nhiệm, cứu hộ cứu nạn, bộ đội biên phòng quy định:
1- Trước khi luyện tập phải tổ chức khởi động theo đúng quy định.
2- Khi huấn luyện ném lựu đạn, vị trí người nhặt lựu đạn phải ở chếch trục hưống ném 20m và chú ý quan sát đưòng bay của lựu đạn, khi nhặt lựu đạn phải đưa về vị trí ném.
3- Trước khi ném lựu đạn phải quan sát phía trước không có người mới được ném.
Theo Điều 20, Quy tắc bảo đảm an toàn trong huấn luyện cấp chiến thuật, chiến dịch, trinh sát đặc nhiệm, cứu hộ cứu nạn, bộ đội biên phòng quy định:
Khi ném lựu đạn từ xe tăng, xe chiến đấu bộ binh phải mở nắp, nhô người lên trên nóc xe để ném.
Theo Điều 22, Quy tắc bảo đảm an toàn trong huấn luyện cấp chiến thuật, chiến dịch, trinh sát đặc nhiệm, cứu hộ cứu nạn, bộ đội biên phòng quy định: Nghiêm cấm:
1- Dùng lựu đạn thật để làm mô hình, học cụ huấn luyện.
2- Sử dụng lựu đạn khi chưa có biên bản kiểm nghiệm của cơ quan kỹ thuật.
3- Ném lựu đạn ngược lại vị trí người ném khi thu gom trong huấn luyện.
Theo Điều 23, Quy tắc bảo đảm an toàn trong huấn luyện cấp chiến thuật, chiến dịch, trinh sát đặc nhiệm, cứu hộ cứu nạn, bộ đội biên phòng quy định:
1- Huấn luyện thuốc nổ thật phải tiến hành ở một địa điểm trong khu vực thao trường huấn luyện kỹ thuật bộ binh hoặc ở khu vực thao trường do đơn vị chuẩn bị. Xung quanh vị trí đánh thuốc nổ trong vòng bán kính nguy hiểm không có người, gia súc và các phương tiện.
2- Vật chất phục vụ cho huấn luyện như: thuốc nổ, kíp, nụ xuỳ, dây cháy chậm, kìm bóp kíp, phải là vật chuyên dùng, những vật chất khác phục vụ huấn luyện phải đầy đủ.
Theo Điều 32, Quy tắc bảo đảm an toàn trong huấn luyện cấp chiến thuật, chiến dịch, trinh sát đặc nhiệm, cứu hộ cứu nạn, bộ đội biên phòng quy định:
1- Huấn luyện vật cản phải được tiến hành ở một địa điểm trong khu vực thao trường huấn luyện kỹ thuật chiến đấu bộ binh hoặc ở khu vực thao trường do đơn vị chuẩn bị.
2- Vật chất phục vụ cho huấn luyện vật cản phải là vật chuyên dùng bảo đảm độ chắc, bền đủ chuẩn huấn luyện. Những thiết bị, dụng cụ đo đơn vị cải tiến, mua sắm phải được kiểm định, được cấp trung đoàn hoặc tương đương trở lên ra quyết định mới đưa vào huấn luyện.
Theo Điều 34, Quy tắc bảo đảm an toàn trong huấn luyện cấp chiến thuật, chiến dịch, trinh sát đặc nhiệm, cứu hộ cứu nạn, bộ đội biên phòng quy định:
1- Chỉ dùng mô hình, vật mẫu để huấn luyện.
2- Bố trí, khắc phục mìn, làm đúng thứ tự động tác không làm tắt, bỏ động tác.
3- Trong nghiên cứu, thử nghiệm có phóng lựu đạn, bom, mìn phải tổ chức canh gác, cảnh giới, khi thử nghiệm xong tổ chức thu gom xử lý, phá huỷ vật liệu nổ đúng quy định.
Theo Điều 37, Quy tắc bảo đảm an toàn trong huấn luyện cấp chiến thuật, chiến dịch, trinh sát đặc nhiệm, cứu hộ cứu nạn, bộ đội biên phòng quy định:
1- Huấn luyện công sự, ngụy trang phải được tiến hành ở thao trường huấn luyện kỹ thuật chiến đấu bộ binh hoặc ở khu vực thao trường do đơn vị chuẩn bị.
2- Vật chất phục vụ huấn luyện như cuốc, xẻng, phải chắc chắn không rơ lỏng, đủ tiêu chuẩn huấn luyện.
Theo Điều 38, Quy tắc bảo đảm an toàn trong huấn luyện cấp chiến thuật, chiến dịch, trinh sát đặc nhiệm, cứu hộ cứu nạn, bộ đội biên phòng quy định:
Đào hào, hầm, công sự trận địa các loại hỏa lực có nhiều người tham gia khoảng cách đào giữa hai người nối tiếp nhau tối thiểu như sau:
a- Đào bằng cuốc, xẻng bộ binh là 3 m.
b- Đào bằng cuốc, xẻng công binh là 5 m.
Theo Điều 42, Quy tắc bảo đảm an toàn trong huấn luyện cấp chiến thuật, chiến dịch, trinh sát đặc nhiệm, cứu hộ cứu nạn, bộ đội biên phòng quy định:
1- Sân bãi huấn luyện kỹ thuật đánh gần, các nội dung về võ được tiến hành trên bạt, đệm hoặc sân cỏ mềm không có gạch, đá, sỏi.
2- Các loại dụng cụ phục vụ huấn luyện như cuốc, xẻng, dao, súng phải chắc chắn, không rơ lỏng.
Theo Điều 44, Quy tắc bảo đảm an toàn trong huấn luyện cấp chiến thuật, chiến dịch, trinh sát đặc nhiệm, cứu hộ cứu nạn, bộ đội biên phòng quy định:
Nghiêm cấm:
1- Sử dụng các miếng võ, thế đánh đã học để đùa nghịch, thử tài.
2- Sử dụng vũ khí, trang bị ngoài quy định để huấn luyện.
3- Làm tắt, bớt động tác hay sử dụng các động tác khác không có trong nội dung huấn luyện.
4- Để các vật cứng, sắc, nhọn trong ngưòi khi luyện tập.
Theo Khoản 7, Điều 46, Quy tắc bảo đảm an toàn trong huấn luyện cấp chiến thuật, chiến dịch, trinh sát đặc nhiệm, cứu hộ cứu nạn, bộ đội biên phòng quy định: Nghiêm cấm:
a- Tổ chức huấn luyện ở những địa hình rừng lầy thụt, núi đá có nguy cơ sạt lở.
b- Mở cửa xe, lên xuống khi xe đang cơ động.
c- Cho xe cơ động qua nóc hầm, hào, hố chiến đấu khi có người trú ẩn bên dưới.
d- Vận động tắt qua đầu xe khi xe đang cơ động.
đ- Khám súng bộ binh trong xe cơ giới.
e- Vận động qua các bãi nổ.
f- Giật nổ trực tiếp bằng tay khi sử dụng thuốc nổ.
g- Khi bắn chĩa súng vào người ở khoảng cách 10 m trở vào.
h- Ném lựu đạn trực tiếp vào người, trang bị kỹ thuật, xe cơ giới.
Theo Điều 55, Quy tắc bảo đảm an toàn trong huấn luyện cấp chiến thuật, chiến dịch, trinh sát đặc nhiệm, cứu hộ cứu nạn, bộ đội biên phòng quy định:
1- Khi huấn luyện đội hình phải tránh hướng mặt tròi chiếu vào mặt người học.
2- Thực hiện đúng quy định thao tác giá, lắp hoả khí trợ chiến.
3- Khi thực hiện động tác nâng súng đi nghiêm phải đúng động tác, giữ đúng tốc độ, cự ly và giãn cách.
1- Chuẩn bị vũ khí, trang bị đầy đủ, đúng quy định.
2- Không được làm biến dạng gây ảnh hưởng tới tính năng kỹ, chiến thuật của vũ khí, trang bị.
3- Khi huấn luyện mang, đeo trang bị vượt sông và hành quân ở khu vực đồng nước phải sắp đặt bao gói vũ khí, trang bị gọn, kín, chắc chắn, không để rơi vãi, mất mát và không để bùn, nước vào trong vũ khí, trang bị.
Theo Điều 59, Quy tắc bảo đảm an toàn trong huấn luyện cấp chiến thuật, chiến dịch, trinh sát đặc nhiệm, cứu hộ cứu nạn, bộ đội biên phòng quy định:
1- Không huấn luyện ở các mục tiêu canh phòng có nguy cơ xảy ra cháy nổ.
2- Không để lộ bí mật phương án canh phòng của đơn vị.
3- Không sử dụng đạn thật trong huấn luyện.
4- Huấn luyện ở địa hình rừng núi hiểm trở và khi huấn luyện đêm phải quy định vị trí đứng, đường đi, đường về cụ thể, tránh khu vực có nguy cơ sạt lở và khu vực có hố, vực sâu.
Theo Điều 34, Quyết định 1188/QĐ-SQCT, để đảm bảo an toàn giao thông:
Phải chấp hành nghiêm Luật giao thông hiện hành. Khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm (đối với xe mô tô, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cằm), có đủ giấy tờ, các trang thiết bị an toàn (gương chiếu hậu, đèn, còi, phanh...) và đủ tiêu chuẩn kỹ thuật. Không điều khiển xe ô tô, mô tô, xe gắn máy khi đã uống rượu, bia (trong cơ thể có nồng độ cồn); không cho người chưa có bằng lái xe mượn xe.
Học viên là sĩ quan: Được sử dụng xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy khi có đủ giấy tờ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.
Học viên chưa là sĩ quan, HSQ-BS không được điều khiển xe ô tô, mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông trong thời gian học tập và làm nghĩa vụ quân sự tại Trường (kể cả khi nghi tranh thủ; Lễ, Tết, Hè).
Trường hợp xảy ra tai nạn giao thông, đơn vị quản lý trực tiếp báo cáo kịp thời với cơ quan chức năng và cử người đến hiện trường (nếu có điều kiện) chủ động phối hợp với cơ quan chức năng để giải quyết vụ việc.
Theo Điều 35 Quyết định 1188/QĐ-SQCT, để bảo đảm an toàn trong huấn luyện lao động:
Quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng phải tự giác chấp hành nghiêm quy tắc an toàn trong huấn luyện, lao động. Khi huấn luyện, lao động ngoài thao trường phải chấp hành đầy đủ quy tắc an toàn, quy định lao động; có quân y thường trực bảo đảm chuyên môn.
Theo Điều 36 Quyết định 1188/QĐ-SQCT, phòng chống cháy nổ quy định:
Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tuyên truyền giáo dục, thực hiện nghiêm Quy định phòng chống cháy nổ, phòng cháy, chữa cháy; chịu trách nhiệm khi để xảy ra hư hỏng, mất mát trang thiết bị hoặc để xảy ra cháy nổ do lỗi cố ý trong quản lý, chỉ huy. Chủ động đề phòng, không để cháy nổ xảy ra, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện chữa cháy kịp thời, hiệu quả. Thận trọng trong việc sử dụng lửa, các nguồn gây cháy, hóa chất và các chất dễ cháy, nổ, độc hại.
Các đơn vị phải xây dựng kế hoạch phòng chống cháy nổ, cứu sập; tổ chức luyện tập mỗi tháng ít nhất 01 lần.
Không được sử dụng lửa, hút thuốc trong cầu thang máy, các kho, nhà xe, trạm cấp xăng (dầu) của Nhà trường; không được câu mắc, sử dụng điện tùy tiện. Trước khi ra khỏi phòng ở, phòng làm việc phải kiểm tra tất các thiết bị điện.
Sắp xếp hàng hóa, vật chất trong kho phải gọn gàng, sạch sẽ, xếp riêng từng loại có khoảng cách, xa mái, xa tương tiện cho việc kiểm tra và chữa cháy.
Trên các lối đi lại nhất là ở các lối thoát hiểm không để các chướng ngại vật. Phương tiện, dụng cụ chữa cháy để đúng nơi quy định, dễ thấy, dễ lấy, không được tự ý sử dụng, không tự ý chuyển đổi hoặc làm cản trở, hạn chế công năng của các thiết bị phòng cháy, chữa cháy và các thiết bị khác.
Nơi đun nấu, nơi có sử dụng nguồn lửa, nguồn điện, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt, hệ thống điện, thiết bị sử dụng điện phải bảo đảm an toàn tuyệt đối về phòng cháy, chữa cháy.
Tập thể, cá nhân có thành tích trong phòng cháy chữa cháy sẽ được khen thưởng; vi phạm các quy định trên tùy theo trách nhiệm, tính chất, hậu quả sẽ bị xử lý theo quy định.
Theo Điều 73, Quy tắc bảo đảm an toàn trong huấn luyện cấp chiến thuật, chiến dịch, trinh sát đặc nhiệm, cứu hộ cứu nạn, bộ đội biên phòng quy định:
1- Không tổ chức tập luyện, thi đấu khi các vật cản chưa được lau khô. Trong hoạt động các môn vượt vật cản thể thao quân sự, phải tổ chức kiểm tra vũ khí, trang bị, trang phục của người thực hiện theo đúng quy tắc.
2- Trong huấn luyện vượt vật cản K91, khi lựu đạn của người trước ném ngừng lăn mới cho người tiếp theo xuất phát. Không ném lựu đạn khi có bộ phận khác tập ở vật cản bên cạnh. Khi tổ chức tập nhiều nội dung trên cùng một bãi vật cản, phải chia khu vực, thống nhất hướng di chuyển, không tập chồng chéo, cắt ngang.