Image

LỊCH SỬ DÂN TỘC

Câu 1: Kể tên quốc hiệu n­ước ta qua các thời kỳ lịch sử?

– 1. Văn Lang; 2. Âu Lạc; 3. Vạn Xuân; 4. Đại Cồ Việt; 5. Đại Việt; 6. Đại Ngu; 7. Đại Nam; 8. Việt Nam.

Câu 2: Truyền thuyết nào nói về công cuộc chinh phục tự nhiên của người Việt trong buổi bình minh của lịch sử?

– Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh

Câu 3: Thánh địa Mỹ Sơn nằm ở địa phương nào của Việt Nam?

– Xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam

Câu 4: Quần thể tháp Chăm là quần thể kiến trúc kết hợp giữa các tôn giáo nào?

– Hinđu và Phật giáo

Câu 5: Thành Đồ Bàn là kinh đô của nhà nước nào? Ở đâu?

– Thành Đồ Bàn là kinh đô của nhà nước Chămpa, ở xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.

Câu 6: Hình ảnh Linga và Yoni trong các đền tháp Chăm là biểu tượng cho tín ngưỡng nào?

– Tín ngưỡng phồn thực

Câu 7: Lễ hội Cha Bun (lễ tưởng niệm đấng mẹ) là lễ hội của dân tộc nào? Được tổ chức chính ở đâu?

– Lễ hội Cha Bun là lễ hội của dân tộc Chăm, được tổ chức chính tại tháp Pôklông Giarai hoặc đền thờ Pô Nagar (Ninh Thuận)

Câu 8: Nền văn hoá tiêu biểu của đế chế Phù Nam?

– Văn hoá Óc Eo.

Câu 9. Dấu tích của văn hoá Óc Eo được tìm thấy nhiều nhất ở tỉnh nào?

– An Giang.

Câu 10: Chữ Nôm ra đời vào khoảng thời gian nào?

– Thế kỉ VIII.

Câu 11: Ba trận đánh lớn trên sông Bạch Đằng thời phong kiến do những vị tướng nào trực tiếp chỉ huy?

– Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Quốc Tuấn.

Câu 12: Văn Miếu thờ những nhân vật nào?

– Văn Miếu thờ Khổng Tử, Chu Công, Tứ Phối (bốn học trò xuất sắc của Khổng Tử là Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư và Mạnh Tử) và Thất thập nhị hiền (72 nhà Nho tiêu biểu được tôn lên bậc Hiền triết).

Câu 13: Nền giáo dục khoa cử Hán học Việt Nam bắt đầu và kết thúc năm nào?

Bắt đầu từ 1075, kết thúc năm 1919.

Câu 14: Câu: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí v­ượng thì thế nước mạnh và thịnh, nguyên khí kém thì thế n­ước yếu và suy…” được ghi ở đâu, của ai, vào thời gian nào?

– Ghi trên bia Tiến sĩ đặt tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, do Đông các Đại học sĩ Thân Nhân Trung soạn năm 1484 theo lệnh của vua Lê Thánh Tông.

Câu 15: Ai được xem là nhân tài Toán học đầu tiên và lớn nhất của nước ta thời phong kiến?

– Lương Thế Vinh (Trạng Lường).

Câu 16: Quan điểm “Dùng biện sĩ bàn hoà” nhằm kết thúc chiến tranh, mở ra giai đoạn chung sống hoà bình giữa hai quốc gia Đại Việt-Đại Tống là của ai?

– Lý Thường Kiệt.

Câu 17: Kể tên ba trận thủy chiến có ý nghĩa quyết định thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên đời Trần?

– Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Bạch Đằng.

Câu 18: Trận quyết chiến chiến lược kết thúc toàn bộ cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên đời Trần là trận nào?

– Trận Bạch Đằng (năm 1288).

Câu 19: Cuộc khởi nghĩa nào trong lịch sử Việt Nam bắt đầu bằng một hội thề và kết thúc bằng một hội thề?

– Khởi nghĩa Lam Sơn (Hội thề Lũng Nhai 1416, Hội thề Đông Quan 1427)

Câu 20: Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược lần thứ hai đã diễn ra hai hội nghị quan trọng là hội nghị nào? Vào năm nào?

– Hội nghị Bình Than – 1282

– Hội nghị Diên Hồng – 1285

Câu 21: “Khoan th­ư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc đó là th­ượng sách để giữ n­ước” là câu nói của ai? Vào thời gian nào?

– Câu nói này của H­ưng Đạo V­ương Trần Quốc Tuấn, năm 1300.

Câu 22: Hội nghị Bình Than năm 1282 bàn về vấn đề gì?

– Hội nghị dành cho các vương hầu, để bàn phương án kháng chiến khi quân Nguyên Mông xâm lược Đại Việt lần thứ 2.

Câu 23: Những nội dung chính trong cải cách của Hồ Quý Ly về kinh tế?

– Chính sách hạn điền, hạn nô, phát hành tiền giấy và chính sách thuế.

Câu 24. Kể tên những cuộc cải cách lớn trong lịch sử phong kiến Việt Nam?

– Khúc Hạo; Hồ Quý Ly, Lê Thánh Tông, Quang Trung, Minh Mạng.

Câu 25: Tiền giấy đầu tiên ở Việt Nam có tên gọi là gì? Xuất hiện khi nào?

– Đồng tiền giấy đầu tiên trong lịch sử tiền tệ Việt Nam là “Thông bảo hội sao” vào năm 1396

Câu 26: Hội Tao đàn ra đời vào thời gian nào, do ai sáng lập?

– Ra đời năm 1495, do vua Lê Thánh Tông sáng lập

Câu 27: Bộ Luật Hồng Đức ban hành thời gian nào? Gồm bao nhiêu chương, điều?

– Ban hành thời vua Lê Thánh Tông (1470-1497) gồm 13 chương, 722 điều.

Câu 28: Bia Vĩnh Lăng dựng năm nào? Nội dung văn bia do ai soạn thảo?

– Bia Vĩnh Lăng dựng năm 1443. Nội dung văn bia do Nguyễn Trãi soạn.

Câu 29: Kế hoạch chuyển địa bàn hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn từ Thanh Hóa vào Nghệ An do ai đề xuất?

– Nguyễn Chích

Câu 30: Tư tưởng tiến công của Quang Trung khi đánh quân Thanh là?

– “Thần tốc, táo bạo, bí mật, bất ngờ, đánh tiêu diệt lớn”

Câu 31. Để thu phục người tài giỏi của triều Hậu Lê, Quang Trung đã làm gì?

– Ban chiếu Cầu hiền.

Câu 32. Để thúc đẩy thương nghiệp phát triển, Quang Trung đã có quyết định nào?

Mở cửa ải, thông thương chợ búa, đúc tiền.

Câu 33. Bài “Ai tư vãn” do ai sáng tác? Nội dung chính là gì?

– Công chúa Ngọc Hân. Nội dung: Khóc thương sự ra đi của vua Quang Trung

Câu 34: Vị vua nào trị vì lâu nhất trong lịch sử Việt Nam?

– Lý Nhân Tông (trị vì 55 năm, từ năm 1072 đến năm 1127)

Câu 35: Bài thơ Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt được đọc khi nào?

– Khi đánh chặn quân Tống trên phòng tuyến sông Như Nguyệt năm 1077.

Câu 36: Trong lịch sử khoa cử thời kỳ phong kiến có bao nhiêu kỳ thi hội? Bao nhiêu Trạng nguyên?

– Tổng số 185 khoa thi hội. 56 Trạng nguyên.

Câu 37: Người bị kết án là thủ phạm trong vụ án Lệ Chi viên là ai? Với tội danh gì?

– Nguyễn Thị Lộ (vợ Nguyễn Trãi) bị kết tội giết vua Lê Thái Tông (Nguyễn Trãi là người liên đới).

Câu 38: Tập “Dư địa chí” được Nguyễn Trãi soạn năm bao nhiêu? Dưới triều vua nào?

– Năm 1435. Dưới triều vua Lê Thái Tông.

Câu 39: Tỉnh được nhắc đến trong câu dân gian “Một giỏ ông nghè, một bè ông cống, một đống trạng nguyên, một thuyền ông nguyễn” là tỉnh nào?

– Bắc Ninh.

Câu 40: Thương cảng Thanh Hà được thành lập năm nào? Ở tỉnh nào hiện nay?

– Thương cảng Thanh Hà được thành lập năm 1636. Ở tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Câu 41: Chùa Thiên Mụ chính thức ra đời khi nào, do ai khởi lập?

– Chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), do chúa Tiên Nguyễn Hoàng khởi lập.

Câu 42: Bản điều trần nổi tiếng nhất của Nguyễn Trường Tộ dâng lên vua Tự Đức là?

– Tế cấp bát điều.

Câu 43: Vấn đề học hỏi khoa học kĩ thuật để phát triển đất nước đã được đề cập đến từ cuối thể kỷ XIX thông qua văn bản nào? Do ai đề xuất?

– Tế cấp bát điều. Do Nguyễn Trường Tộ đề xuất.

Câu 44: Chính sách đào tạo ngoại ngữ thời Nguyễn được bắt đầu bằng việc?

– Lập Tứ dịch quán.

Câu 45: Cuốn sách nào là cẩm nang cho hoạt động dạy học của Trường Đông Kinh nghĩa thục?

– Văn minh tân học sách.

Câu 46: Chữ Quốc ngữ được sử dụng trong trường học bắt đầu từ khi nào?

– Từ hoạt động của trường Đông Kinh nghĩa thục.

Câu 47: Tư tưởng chỉ đạo cho hoạt động cải cách của Phan Chu Trinh đầu thế kỷ XX là?

– Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.

Câu 48: Nét đặc sắc của đờn ca tài tử ở Nam Bộ?

– Là loại hình nghệ thuật của đàn và ca.

Câu 49: Nghệ thuật cải lương ra đời là sự kết hợp của các loại hình nghệ thuật dân gian nào?

– Sự kết hợp dòng nhạc Đờn ca tải tử, dân ca miền đồng bằng Sông Cửu Long và nhạc tế lễ.

Câu 50: Những năm 20 thế kỉ XX, khi hoạt động cách mạng tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã đồng sáng lập tờ báo gì?

– Tờ Le Paria- Người cùng khổ

Câu 51: Ngày 21/6/1925, tờ báo do Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra số đầu tiên là tờ báo nào?

– Tờ Thanh niên

Câu 52: Nguyễn Ái Quốc bị Tòa án Nam triều ở Vinh kết án tử hình vắng mặt theo phán quyết và thời gian nào?

– Theo phán quyết số 115 ngày 10-10-1929.

Câu 53: Hai câu thơ: “Lạc nước hai xe đành bỏ phí/ Gặp thời một tốt cũng thành công” được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác trong bài thơ tên là gì? Sáng tác ở đâu?

– Bài thơ Học đánh cờ, sáng tác khi Hồ Chí Minh bị bắt giam tại Quảng Tây, Trung Quốc.

Câu 54: Tác phẩm Bác Hồ viết bằng tiếng Pháp có một chữ quốc ngữ duy nhất là tác phẩm nào? Chữ Quôc ngữ là gì?

– Tác phẩm Vi Hành với từ “dân”.

Câu 55: Văn kiện lịch sử quan trọng nào được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội?

– Tuyên ngôn độc lập

Câu 56: Cuốn sách tập hợp những bài giảng của Bác Hồ tại các lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu, Trung Quốc tên là gì?

– Đường kách mệnh, xuất bản năm 1927

Câu 57: Chủ tịch Hồ Chí Minh được Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh là?

– “Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”

Câu 58: Truyện ngắn Lặng lẽ Sapa của Nguyễn Thành Long gắn liền với phong trào nào của Thanh niên Việt Nam giai đoạn những năm 60 thế kỷ XX?

– Phong trào Thanh niên Ba sẵn sàng

Câu 59: Hội văn nghệ Việt Nam được thành lập năm nào? Ở đâu?

– Hội văn nghệ Việt Nam thành lập năm 1948, ở Hạ Hòa, Phú Thọ.

Câu 60: Bộ phim tài liệu đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam tên là gì? Công chiếu năm nào?

– Trận Mộc Hóa, 12/1948.

Câu 61: “Mười lăm năm ấy” mà Tố Hữu đề cập đến trong bài thơ Việt Bắc là khoảng thời gian nào?

– 1940 – 1954

Câu 62: Nhà thơ nào được coi là “người có công đầu xây dựng nền thơ ca cách mạng Việt Nam”?

– Tố Hữu

Câu 63: Bức tranh Bác Hồ và 3 thiếu nhi Trung, Nam, Bắc của họa sĩ Diệp Minh Châu được vẽ bằng gì?

– Họa sĩ vẽ bằng chính máu của mình trên nền lụa.

Câu 64: Phim “Em bé Hà Nội” của đạo diễn Hải Ninh nói đến chiến dịch quân sự nào?

– Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, năm 1972.

Câu 65: Chiếc gậy tầm vông được xuất hiện lần đầu tiên trong tác phẩm văn học Việt Nam nào?

– Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 66: Ai là người được Hoài Thanh – Hoài Chân mệnh danh là “nhà thơ của hai thế kỉ”?

– Tản Đà

Câu 67: Phim hoạt hình đầu tiên của Việt Nam tên là gì? Ra đời vào năm nào?

– Đáng đời thằng Cáo, năm 1959

Câu 68: Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Khóa VIII đã ban hành Nghị quyết gì về văn hóa?

– Nghị quyết về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Câu 69: Hội nghị lần thứ chín, Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI đã ban hành Nghị quyết gì về văn hóa?

– Nghị quyết về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Câu 70: Những giá trị văn hóa truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam được đề cập đến trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII)?

“Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – tổ quốc, lòng khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, tính cần cù sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống”.

Câu 71: Câu nói “Văn hóa, nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy” được Bác Hồ nói trong hoàn cảnh nào?

– Trong bức thư Bác gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa 1951.

Câu 72: Hai câu thơ “Biển Đông vạn dặm dang tay giữ/Đất Việt muôn năm giữ trị bình” là của ai?

– Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Câu 73: Tên hòn đảo được đặt theo tên của một người do vua Minh Mạng phái ra Hoàng Sa đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ, dựng bia chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa là gì?

Đáp án: Đảo Hữu Nhật

Câu 74: Việt Nam công bố bản đồ của nước Việt Nam thống nhất, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa vào năm nào?

– Năm 1976

Câu 75: Tên bộ sách địa lí Việt Nam do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn năm 1882 có ghi rõ Hoàng Sa là bộ phận lãnh thổ Việt Nam là gì?

– Đại Nam Nhất Thống Chí

Câu 76: Địa danh nào được xem là cái nôi ra đời của đội Hoàng Sa (đầu thế kỉ XVII)?

– Cửa biển Sa Kỳ và Cù Lao Ré thuộc tỉnh Quảng Ngãi.

Câu 77: Dưới triều Nguyễn, đội Hoàng Sa hoạt động thời gian nào trong năm?

– Từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch.

Câu 78: Kể tên những hải đội được các chúa Nguyễn thành lập để khai thác sản vật từ Hoàng Sa, Trường Sa đưa về đất liền vào thế kỷ XVII?

– Hoàng Sa, Bắc Hải

Câu 79: Đội Hoàng Sa thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, khai thác tài nguyên ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được thành lập khi nào? Triều đại nào?

– Thế kỷ XVII, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng trong.

Câu 80: Bản đồ cổ Thế giới nước Đại Việt khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa do ai vẽ, vào thời gian nào?

– Do Andreas Homen, người Bồ Đào Nha vẽ năm 1559.

Câu 81: Thời kì nhà Nguyễn, Trường Sa thuộc đơn vị hành chính của tỉnh nào?

Tỉnh Quảng Ngãi

Câu 82: Hòn đảo duy nhất ở Việt Nam được Hồ Chí Minh đồng ý cho dựng tượng mình khi Người còn sống?

Đảo Cô Tô

Câu 83: Năm 1975, đảo nào được giải phóng đầu tiên ở Trường Sa?

– Đảo Song Tử Tây

Câu 84: Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức vào năm nào?

– Năm 2009.

Câu 85: Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam được thực hiện vào thời gian nào trong năm?

– Từ ngày 01 đến ngày 08 tháng 6 hàng năm.

Câu 86: Đảo Trường Sa lớn được giải phóng ngày, tháng, năm nào?

Ngày 29/4/1975

Câu 87: Ngày truyền thống của Hải quân Việt Nam là ngày nào? Từ sự kiện gì?

– Ngày 5/8/1964 gắn với thắng lợi của Hải quân ở Vịnh Bắc Bộ.

Câu 88: Trận chiến đấu ác liệt của hải quân Việt Nam ngày 14/3/1988 để bảo vệ đảo nào?

– Đảo Gạc Ma.

Câu 89: Ai là người đại diện kí tắt vào Hiệp định Pari ngày 27/1/1973?

– Cố vấn Lê Đức Thọ và Ngoại trưởng Mỹ Kít-xinh-giơ

Câu 90: Lí do Lê Đức Thọ từ chối nhận giải Nobel hoà bình năm 1973?

– Hoà bình chưa thực sự thiết lập ở miền Nam Việt Nam.

Câu 91: Giải thưởng Nobel hoà bình năm 1973 trao cho những nhân vật nào?

– Lê Đức Thọ và Kissinger.

Câu 92: Vở cải lương nào trở thành tác phẩm kinh điển của loại hình nghệ thuật này?

– Tiếng trống Mê Linh.

Câu 93: Người Châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ là ai? Năm bao nhiêu?

– Anh hùng LLVT Phạm Tuân, năm 1980, trên tàu Liên Hiệp 37 của Liên Xô

Câu 94: Làng nghề Đại Bái làm nghề gì? Ở đâu?

– Đại Bái là làng nghề chuyên sản xuất các sản phẩm bằng đồng; Đại Bái thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

Câu 95: Bốn con vật được coi là tứ linh của thành Thăng Long là?

Rồng vàng, trâu vàng, ngựa sắt và rùa vàng

Câu 96: Làng tranh Đông Hồ thuộc địa phương nào? Giấy vẽ tranh dân gian Đông Hồ là loại giấy gì?

Làng tranh thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Giấy dó.

Câu 97: Người được mệnh danh là Ông tổ của ngành quân giới nước ta là ai?

– Cao Thắng (1864-1893)

Câu 98: Ngày 19/9/1954, tại Đền Giếng trong khu di tích Đền Hùng, Bác Hồ đã căn dặn cán bộ, chiến sĩ đại đoàn Quân tiên phong điều gì?

– Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.

Câu 99: Ngày 7/7/1982, Việt Nam và Campuchia đã ký Hiệp định nào?

– Hiệp định về “Vùng nước lịch sử của Việt Nam và Campuchia”

Câu 100: Ngày 26/6/2003, Việt Nam và Inđônêxia đã ký Hiệp định nào?

– Hiệp định về phân định ranh giới thềm lục địa.