Image

CHÍNH TRỊ - VĂN HÓA - XÃ HỘI

Câu 1: Sự kiện đánh dấu lần đầu tiên một nước thành viên Liên minh Châu Âu (EU) rời khỏi khối này?

– Sự kiện Vương quốc Anh chính thức rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU) ngày 31/1/2020

Câu 2: Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về nội dung gì?

– Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Câu 3: Nghị quyết số 50/NQ-TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về nội dung gì?

– Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

Câu 4: Hội nghị Cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) năm 2020 có chủ đề là gì?

– Tận dụng tiềm năng con người vì một tương lai tự cường và thịnh vượng chung

Câu 5: Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37, Bộ trưởng Kinh tế của 15 quốc gia đã ký kết Hiệp định gì?

– Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP)

Câu 6: Năm 2020, Việt Nam đảm nhiệm những trọng trách gì trong tổ chức khu vực và thế giới?

– Chủ tịch ASEAN; Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bản an Liên hợp quốc; Chủ tịch Hội đồng nghị viện các quốc gia Đông Nam Á.

Câu 7: Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được Quốc hội thông qua tại kỳ họp nào?

– Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội Khóa XIV

Câu 8: Doanh nghiệp tư nhân đầu tiên đưa người lên vũ trụ? Vào thời gian nào?

– Tập đoàn công nghệ khám phá không gian (SpaceX, Mỹ); 31/5/2020.

Câu 9: Hiệp định tạo ra khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới là Hiệp định nào?

– Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)

Câu 10: Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) bao gồm những thành viên nào?

– 10 nước thành viên ASEAN và 5 nước đối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand

Câu 11: SEA game 31 tổ chức ở quốc gia nào? Có bao nhiêu môn, nội dung thi đấu?

– Việt Nam. Có 40 môn và 520 nội dung thi đấu.

Câu 12: Chỉ thị số 788-CT/QUTW ngày 26-12-2013 của Thường vụ Quân ủy Trung ương đề cập đến cuộc vận động nào?

– Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”

Câu 13: Việt Nam được công nhận trở thành Thành viên chính thức của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình D­ương (APEC) vào thời gian nào, ở đâu?

– Ngày 14/11/1998 tại Cualalampua – Malaixia.

Câu 14: Thảm họa cháy rừng có quy mô lớn nhất và kéo dài nhất trong lịch sử hiện đại vào năm 2020 xảy ra ở đâu?

– Ở Australia.

Câu 15: Sự kiện nào trong năm 2020 được cho là định hình lại trật tự chính trị ở T rung Đông?

– Sự ki ện Israel và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) bình thường hóa quan hệ ngoại giao

Câu 16: Phong trào biểu tình chống phân biệt chủng tộc trên toàn nước Mỹ năm 2020 có tên gọi là gì?

– Black Lives Matter (Sinh mạng người da đen cũng đáng giá)

Câu 17: Tỉnh nào có đường biên giới dài nhất nước ta? Bao nhiêu km?

– Tỉnh Cao Bằng, hơn 300 km.

Câu 18: Đại dương nào có diện tích nhỏ nhất trên trái đất?

– Bắc Băng Dương, gần 14,1 triệu km2.

Câu 19: Thế vận hội Mùa hè lần thứ nhất trong thời kỳ hiện đại được tổ chức ở đâu? Năm nào?

– Tổ chức tại thành phố Athens, Hy Lạp, năm 1896.

Câu 20: Vận động viên đầu tiên và duy nhất của Việt Nam đến nay giành huy chương vàng tại Thế vận hội Mùa hè là ai? Nội dung gì?

– Vận động viên Hoàng Xuân Vinh, nội dung 10m súng ngắn hơi nam.

Câu 21: Hiện nay, GDP của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào lớn nhất thế giới?

– Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

Câu 22: Sông Mê Kông chảy qua bao nhiêu quốc gia?

– Qua 6 quốc gia

Câu 23: Tổ chức nào chi phối tới 95% hoạt động thương mại thế giới?

– Tổ chức thương mại thế giới

Câu 24: Tác phẩm văn học đánh dấu sự ra đời của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa? Do ai sáng tác?

– Tác phẩm “Người mẹ” – Macxim Gorki.

Câu 25: Ngày 4/11/2002, ASEAN và Trung Quốc đã ký Tuyên bố chung về nội dung gì?

– Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)

Câu 26: Toàn cầu hóa và khu vực hóa ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ giữa các nền kinh tế?

– Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế

Câu 27: Cuộc chinh phục hành tinh đỏ của con người là?

– Thám hiểm, đưa con người vào sao hoả.

Câu 28: Robot đầu tiên trên thế giới được cấp quyền công dân tên là gì? Ở nước nào?

– Sophia, được Ả Rập Saudi cấp quyền công dân như con người.

Câu 29: Sự kiện khoa học công nghệ Việt Nam ngày 17/1/2020 là gì?

– Viettel thực hiện cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị tự sản xuất, đánh dấu sự kiện Việt Nam trở thành quốc gia làm chủ công nghệ và sản xuất thiết bị 5G

Câu 30: Kể tên 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới được công bố năm 2012 (do New 7 Wonder tổ chức bầu chọn)?

– Vịnh Hạ Long (Việt Nam)

– Rừng Amazon (Nam Mỹ)

– Thác nước Iguazu (Argentina, Brazil)

– Đảo Jeju (Hàn Quốc)

– Komodo (Indonesia)

ng sông ngầm Puerto Princesa (Philippines)

– Núi Bàn (Nam Phi)

Câu 31: Di sản đa quốc gia mà UNESCO công nhận năm 2015 là gì? Gồm những quốc gia nào?

– Nghi lễ và trò chơi kéo co

– Việt Nam, Hàn Quốc, Campuchia, Philíppin

Câu 32: Kể tên 7 kỳ quan của thế giới mới được bình chọn (công bố vào thứ 7, ngày 07, tháng 7 năm 2007)?

– Khu di tích Chi- chen- ít-da ở Mê hy cô

– Bức tượng chúa Gê su Crít-tô Rê – đen tôv (hay còn gọi Ki-tô chuộc lỗi ở Bra – xin

– Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc

– Thành phố Ma – chu Pi-chu của người Inca ở Pê ru

– Lăng mộ Ta Ma Han tại Agan Ấn Độ

– Thánh điện Pê – tra ở Gioóc đan

– Đấu trường La Mã

Câu 33: Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về nội dung gì?

– Phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Câu 34: Trụ cột của chương trình chuyển đổi số quốc gia là gì?

– Chính phủ số; Kinh tế số; Xã hội số

Câu 35: Ngày 17/12/2020, Liên Hợp Quốc đã thông qua đề xuất của Việt Nam lấy ngày 27/12 hàng năm là ngày gì?

– Ngày Quốc tế sẵn sàng chống dịch bệnh.

Câu 36: Di sản thiên nhiên nào ở Việt Nam nhiều lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới?

– Vịnh Hạ Long (1994, 2000)

– Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (2003, 2015)

Câu 37: Kể tên các di tích quốc gia được UNESCO công nhận là di sản văn hóa vật thể của thế giới?

– Quần thể di tích Cố đô Huế

– Phố cổ Hội An

– Thánh địa Mỹ Sơn

– Hoàng thành Thăng Long

– Thành nhà Hồ

– Tràng An – Ninh Bình

Câu 38: Di sản nào ở đồng bằng Bắc Bộ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp?

– Ca trù

Câu 39: Kể tên các di sản văn hóa ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại?

– Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

– Nhã nhạc Cung đình Huế

– Ví giặm Nghệ Tĩnh

– Nghệ thuật Bài Chòi

Câu 40: Di sản văn hóa nào ở vùng Nam Bộ Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại?

– Đờn ca tài tử.

Câu 41: “An Nam tứ đại khí” thời Lý – Trần bao gồm những công trình nào?

– Tháp Báo Thiên

– Chuông Quy Điền

– Vạc Phổ Minh

– Tượng phật chùa Quỳnh Lâm

Câu 42: Năm 2010, Hội Gióng được UNESCO công nhận danh hiệu gì?

– Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Câu 43: Sự kiện Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2019 có ý nghĩa gì?

– Khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam, sự gắn kết cộng đồng, đề cao sự đa dạng văn hóa.

Câu 44: Sự kiện nào diễn ra vào ngày 27 tháng 3 âm lịch hàng năm ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang?

– Chợ tình Khau Vai.

Câu 45: Lễ hội nào diễn ra từ mùng 6 tháng 1 đến hết tháng 3 âm lịch ở Mỹ Đức, Hà Nội.

– Lễ hội chùa Hương.

Câu 46: Lễ hội nào diễn ra từ mùng 6 tháng 1 đến hết tháng 3 âm lịch tại Gia Viễn, Ninh Bình.

– Lễ hội chùa Bái Đính.

Câu 47: Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại của Việt Nam được UNESCO công nhận năm 2021 là?

– Nghệ thuật Xoè Thái.

Câu 48: Lễ hội nào được tổ chức vào ngày 12 tháng 1 âm lịch hàng năm tại làng Thái Dương hạ, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế?

– Lễ hội cầu Ngư.

Câu 49: Lễ hội dân gian lớn nhất ở Nam Bộ, được tổ chức từ đêm ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch tại tỉnh Anh Giang là lễ hội gì?

– Lễ hội Bà Chúa Xứ.

Câu 50: Lễ hội quan trọng nhất của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn là lễ hội gì? Thời gian nào?

– Lễ hội Katê. Tổ chức vào tháng 7 lịch Chăm (khoảng 25/9 đến 5/10 dương lịch).

Câu 51: Lễ hội Katê được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là gì? Năm nào?

– Là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Năm 2017.

Câu 52: Lễ hội lớn nhất của đồng bào Khmer ở Nam Bộ là gì? Diễn ra vào thời gian nào?

– Lễ hội Chol Chnam Thmay. Diễn ra vào khoảng giữa tháng 4 dương lịch.

Câu 53: Lễ hội đua bò Bảy Núi, An Giang là lễ hội truyền thống của dân tộc nào?

– Dân tộc Khmer

Câu 54: Ngày 7-7-2020, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) quyết định công nhận Công viên địa chất Đắc Nông là gì?

Công viên địa chất toàn cầu.

Câu 55: Tính đến hết năm 2021, Việt Nam có bao nhiêu “Công viên địa chất toàn cầu” được UNESCO công nhận?

– Có 03 “Công viên địa chất toàn cầu”. Bao gồm: Cao nguyên đá Đồng Văn; Non nước Cao Bằng; Đắc Nông.

Câu 56: Giáo viên Việt Nam lọt top 10 giáo viên toàn cầu (Global Teacher Prize) năm 2020 là ai? Dạy môn học gi? Ở đâu?

– Cô giáo Hà Ánh Phượng, giáo viên tiếng Anh trường THPT Hương Cần (Thanh Sơn – Phú Thọ)

Câu 57: Tuyên bố Putrajaya về Tầm nhìn APEC tới năm 2040 được thông qua tại Hội nghị nào?

– Hội nghị các nhà Lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 27 tháng 11/2020

Câu 58: Năm 1960 tại sao lại gọi là năm Châu Phi?

– Vì châu Phi có 17 quốc gia giành được độc lập.

Câu 59: Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất tại Rio de Janeiro (Brazin) vào năm 1992, đã chọn ngày nào là Ngày Đại dương Thế giới?

Ngày 8 tháng 6 hàng năm

Câu 60: Năm 2020, với vai trò chủ tịch ASEAN, Việt Nam đưa ra chủ đề của năm là gì?

– Gắn kết và Chủ động thích ứng

Câu 61: Năm 2021, với vai trò chủ tịch ASEAN, Brunei đưa ra chủ đề của năm là gì?

– “Cùng quan tâm, cùng chuẩn bị, cùng thịnh vượng”.

Câu 62: Năm 2022, với vai trò chủ tịch ASEAN, Campuchia đưa ra chủ đề của năm là gì?

– “ASEAN Hành động: Cùng ứng phó các thách thức”

Câu 63: Tính đến nay, Việt Nam đã được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc bao nhiêu lần? Những nhiệm kỳ nào?

– 2 lần. Nhiệm kỳ 2008 – 2009 và 2020 – 2021

Câu 64: Mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2025 theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là gì?

Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.

Câu 65: Phong trào “Thanh niên quân đội tiến quân vào khoa học và công nghệ” được phát động tại khi nào?

– Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong Quân đội lần thứ VIII, năm 2012

Câu 66: Ngày 1/4/2019, Mỹ tuyên bố rút khỏi thỏa thuận gì?

– Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu

Câu 67: Slogan của ngành du lịch Việt Nam là gì?

– Việt Nam – Vẻ đẹp bất tận

Câu 68: Ngày 25/12/2000, tại Bắc Kinh, Việt Nam và Trung Quốc đã kí Hiệp định nào?

– Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ.

Câu 69: Tầm nhìn đến năm 2045 đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh được thể hiện trong Nghị quyết nào?

– Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII

Câu 70: Mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2045 theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là gì?

– Trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Câu 71: Eo biển nào có lượng dầu mỏ vận chuyển nhiều nhất thế giới hiện nay?

– Eo biển Hormuz.

Câu 72: Nhất Trí, nhì Lân, tam Vân, tứ Cẩn là chỉ bộ tứ đại thụ ở bộ môn nghệ thuật nào?

– Hội hoạ

Câu 73: Vở kịch nào được diễn trở lại vào năm 2019 sau 35 năm vắng bóng trên sân khấu do Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam thực hiện?

– Vở kịch “Hồ Thiên nga”

Câu 74: “Văn học là nhân học” là câu nói nổi tiếng của nhà văn nào?

– Macxim Gorki

Câu 75: Tác phẩm, tác giả được coi là cuốn bách khoa toàn thư về nước Pháp dưới chế độ tư bản thế kỉ XIX?

– Những người khốn khổ- Victor Hugo

Câu 76: Lênin gọi nhà văn nào là “luật sư của triệu dân”, “tấm gương phản ánh cách mạng Nga”?

– Lev Tolstoi

Câu 77: Biên giới quốc gia trên biển Việt Nam là:

– Là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của các quần đảo Việt Nam

Câu 78: “Nắng rực trời tơ và biển ngọc” là câu thơ Tố Hữu viết về đất nước nào?

– Nước Cu Ba

Câu 79: Mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030 theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là gì?

– Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.

Câu 80: Bộ phim Hoa Ban Đỏ của đạo diễn Bạch Diệp nói đến chiến dịch quân sự nào?

– Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Câu 81: Năm phẩm chất chính cần giáo dục cho học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 là?

– Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

Câu 82: Những phẩm chất của công dân toàn cầu mà nền giáo dục Việt Nam đang hướng tới là?

– Bản lĩnh, kết nối, cá tính, yêu thương.

Câu 83: Đến nay, quốc gia nào vẫn thực thi chiến lược Zero Covid?

– Trung Quốc.

Câu 84: Câu nói truyền cảm hứng nhất của Lênin là?

– Học, học nữa, học mãi.

Câu 85: Câu nói khẳng định vị trí, vai trò của văn hoá của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ 3?

– Văn hoá còn thì dân tộc còn, văn hoá mất thì dân tộc mất.

Câu 86: Bà Angela Merkel làm Thủ tướng nước Đức mấy nhiệm kỳ?

– 4 nhiệm kỳ.

Câu 87: Tháng 10/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã phát hành bộ tem mới nhằm giới thiệu di sản nào?

– Các công viên địa chất toàn cầu ở Việt Nam.

Câu 88: Ba trụ cột của bản Đề cương văn hoá Việt Nam năm 1943?

– Dân tộc hoá, đại chúng hoá, khoa học hoá.

Câu 89: Quyết định chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch Covid-19 của Chính phủ Việt Nam được thể hiện qua nghị quyết nào?

– Nghị quyết 128?NQ-CP ngày 11/10/2021 về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh

Câu 90: Thành tích ấn tượng của bóng đá nam Việt Nam trong tham gia World Cup 2022 là?

– Lần đầu tiên trong lịch sử đội bóng đá nam lọt vào vòng loại thứ ba.

Câu 91: Đến tháng 9/2021, có mấy loại Vaccin phòng Covid-19 được Bộ Y tế cấp phép? Có mấy loại dùng tiêm cho trẻ em dưới 12 tuổi?

– 8 loại. Có 2 loại dùng tiêm cho trẻ em dưới 12 tuổi là Pfizer vàModerna.

Câu 92: Kỳ thủ Lê Quang Liêm đánh bại Vua cờ thế giới sau mấy ván đấu?

– 4 ván đấu.

Câu 93: Tỉnh đầu tiên tiêm Vaccin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi ở nước ta?

– Tỉnh Quảng Ninh.

Câu 94: Các nước lớn trên thế giới quan tâm đến khu vực Đông Nam Á bởi lợi thế lớn nhất là?

– Do vị trí cầu nối các châu lục và nguồn tài nguyên giàu có.

Câu 95: Vì sao Anh là “thỏi nam châm” của tình trạng nhập cư bất hợp pháp hiện nay?

Dễ tìm việc làm và thủ tục giấy tờ đơn giản.

Câu 96: Ba nhà văn Việt Nam nào đạt Giải thưởng Nghệ thuật Danube 2022?

– Bảo Ninh, Trần Quang Đạo và Kiều Bích Hậu.

Câu 97: Tập thơ nào viết về Covid của tác giả Việt xuất bản tại Hàn Quốc?

– Tập thơ Đêm trắng của nhà thơ Vũ Trọng Thái.

Câu 98: Ba trụ cột của nền ngoại giao toàn diện, hiện đại hiện nay theo quan điểm của Đảng ta?

– Đối ngoại Đảng

– Ngoại giao nhà nước

– Đối ngoại nhân dân

Câu 99: Bộ phim của Việt Nam tham gia Liên hoan phim Quốc tế Berlin lần thứ 72 tên là gì? Do ai làm đạo diễn?

– Memoryland (Miền ký ức) của đạo diễn Bùi Kim Quy.

Câu 100: Hiện nay ASEAN có bao nhiêu quốc gia là đối tác đối thoại? Kể tên các quốc gia đó?

– Có 11 quốc gia gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Mỹ, Canada, EU và mới nhất là Anh.